Chế độ Sleep và Hibernate là gì – Có nên để laptop ở chế độ Sleep và Hibernate

che do sleep va hibernate la gi co nen de laptop o che do sleep va hibernate

Khi bạn không muốn tắt hoàn toàn máy tính vì đang phải xử lý công việc còn dở dang, thì các hệ điều hành trên laptop đã cung cấp cho các bạn một số giải phải bằng hai tính năng sleep (ngủ) và Hibernate (ngủ đông). Vậy hai chế độ này là gì và nó hoạt động như thế nào. Hãy cùng Techcare Đà Nẵng tìm hiểu một số thông tin về chế độ Sleep và Hibernate này nhé và cũng trả lời câu hỏi là có nên để laptop ở chế độ Sleep và Hibernate này không?

>>Xem thêm:

Hướng dẫn cách Bật – Tắt chế độ Hibernate trong win 10

Cách mở máy tính ở chế độ sleep

Gập laptop mà không tắt máy có sao không

1. Chế độ Sleep và Hibernate là gì?

Chế độ Sleep

Đây là tính năng tắt tạm thời hệ thống. Trên hệ điều hành windows và Mac OS X được gọi là Sleep nhưng đối với hệ điều hành Ubuntu hay là Linux được gọi là Suspen. Đây là trạng thái làm cho hệ thống tạm tắt, nguồn điện chỉ được cấp để duy trì một vài linh kiện ở trong máy tính laptop như là ổ cứng, Ram và các cổng kết nối. Vì lý do đó, chế độ Sleep chỉ tốn rất ít điện năng khi người dùng bật chế độ này

Do bộ nhớ Ram vẫn được cấp nguồn điện do đó dữ liệu trên Ram vẫn được giữ nguyên, ví dụ như những file văn bản đang mở và các ứng dụng đang chạy, ổ cứng trên thực tế vẫn được cấp nguồn điện. Chính vì vậy khi khởi động từ chế độ sleep và máy tính sẽ được khởi động lên ngay lập tức với một trạng thái ứng dụng nguyên vẹn trước khi các bạn để ngủ máy

Do những cổng kết nối vẫn được cung cấp điện do đó các bạn có thể sạc điện thoại hay là những thiết bị di động thông qua những cổng kết nối này

Chế độ này phù hợp với những bạn rời khỏi máy tính ở trong thời gian ngắn và muốn tắt tạm thời máy để tiết kiệm điện năng

Chế độ Hibernate

Hay còn được là trạng thái ngủ đông là trạng thái tắt hoàn toàn máy tính của bạn nhưng vẫn giữ nguyên trạng khi khởi động lại. Cơ chế hoạt động của Hibernate là khi các bạn chọn chế Hibernate thì những dữ liệu, ứng dụng đang chạy và file đang mở của các bạn từ trên Ram sẽ được chuyển trực tiếp vào ổ cứng, sau đó thì ngắt điện hoàn toàn cho hệ thống máy tính. Khi máy tính bật lại sau khi ngủ đông, thì các dữ liệu chứa trạng thái sẽ được chuyển lại bộ nhớ Ram và khởi động hệ thống nguyên trạng như lúc đầu


Chế độ này sẽ tiết kiệm điện năng tối đa do tắt hoàn toàn hệ thống, không cung cấp nguồn điện cho bất kỳ linh kiện nào ở trong máy tính và dữ liệu cũng sẽ được đảm bảo hơn so với khi sử dụng chế độ sleep. Tuy nhiên, nhược điểm của chế độ Hibernate là thời gian khôi phục dữ liệu hay khởi động dữ liệu khi các bạn khởi động lại máy tính sẽ mất nhiều thời gian hơn.

2. Có nên để laptop ở chế độ Sleep và Hibernate

Ngày nay chế độ Sleep và Hibernate ngày càng được nhiều người sử dụng để có thể tắt máy tính hơn là thay vì tùy chọn tắt máy truyền thống. Tại sao lại như vậy? Trước hết chế độ Shut Down mất rất nhiều thời gian để hoàn tất tắt máy hoàn toàn. Khi chọn Shut Down, thì người dùng phải chờ một khoảng thời gian khá là lâu để máy tính khởi động xong xuôi rồi sử dụng được và những hệ thống sử dụng ổ cứng HDD hoặc là cấu hình thấp có lẽ sẽ quen thuộc với tình trạng này. Chính vì lý do đó mà hai chế độ này là lựa chọn thay thế Shut Down hợp lý và đều được tích hợp sẵn để trên các dòng máy tính.

Nếu sử dụng máy tính ở trong nhiều thời điểm khác nhau ở trong cùng một ngày thì việc bạn sẽ thấy Shut Down thực sự rất là bất tiện. Trước hết, các bạn sẽ phải lưu hết mọi công việc hiện tại mà mình đang làm dở dàng trước khi tắt máy hoàn toàn. Sau khi máy tính khởi động xong thì các bạn lại phải mở file hoặc chương trình còn đang thực hiện để có thể tiếp tục công việc ( nếu có còn đang dở dang ).

Mặc khác, chế độ Sleep ( hoặc là Hibernate ) giữ nguyên tất cả những chương trình và công việc hiện tại của các bạn. Khi sử dụng xong, chỉ việc đóng máy tính xách tay và như thế các bạn sẽ không phải lo lắng về việc phải đóng những ứng dụng hoặc là lưu lại các file tài liệu đang dở dang nữa.

Khi muốn tiếp tục công việc thì chỉ cần nhấn vào nút nguồn rồi chờ cho máy tính ngủ dậy và khôi phục toàn bộ trạng thái trước khi tắt. Trong khi chỉ chờ vài giây để đánh thức hệ thống khi chọn chế độ sleep và khoảng vài chục giây nếu như sử dụng Hibernate. Như vậy là bạn có thể tiếp tục xử lý công việc của mình mà không cần phải mở lại tất cả mọi thứ như khi chọn chế độ Shut Down nữa.

Các bạn nên để hệ thống máy tính của mình nghỉ ngơi bằng hai chế độ Sleep và Hibernate khi không dùng nữa như vậy vừa tiết kiệm được thời gian khởi động lại máy tính và không phải lo nghĩ rằng mình phải lưu lại các dữ liệu đang làm dở.

Với những chia sẽ của hệ thống Techcare Đà Nẵng chúng tôi vừa rồi chắc hẳn các bạn đã biết ít nhiều về hai chế độ Sleep và Hibernate này và biết cách sử dụng nó hợp lý với từng thời điểm để giúp hệ thống hoạt động hiệu quả.

Hệ thống công nghệ số 1 Đà Nẵng

Website: https://techcare.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Techcare Gọi trực tiếp

Main Menu