Cách sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan

cach sua loi windows cannot access trong mang lan

Vào một ngày tình cờ nào đó, các bạn cài lại hệ điều hành windows khi truy cập dữ liệu ở trong mạng Lan và gặp thông báo lỗi Windows cannot access. Mà bạn không biết lý do gì mà máy tính lại xuất hiện dòng thông báo như thế. Cũng đừng quá hoang mang vì bài viết dưới đây Techcare Đà Nẵng sẽ hướng dẫn cách sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan.

1. Sử dụng Control Panel

Trường hợp này rất là hay gặp đối với các bạn cài lại hệ điều hành windows, vì vậy bạn thử ping tới máy share trong mạng Lan vẫn thông báo, nhưng cứ truy cập vào máy tính đó thì xuất hiện thông báo Windows cannot access check the spelling of the name. otherwise there might be a problem … khá là bực mình.

Tình trạng này là do Services của hệ điều hành windows của các bạn bị tắt, giờ các bạn chỉ cần bật lên là xong

Các bạn vào Control Panel của Windows bằng thanh menu Start ở góc dưới bên trái màn hình với hệ điều hành win 7 10 và ở dưới bên phải với hệ điều hành win 8

Sau đó chọn Administrative Tool rồi tiếp theo chọn vào Services. Vào đến đây rồi các bạn chọn TCP/IP NetBIOS Helper

Giờ bạn chỉ cần Start TCP/IP NetBIOS Helper là đã có thể truy cập được máy tính trong mạng Lan rồi.

Với những thủ thuật đơn giản các bạn sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan cho máy tính rồi.

>> Xem thêmCách chia sẻ Share dữ liệu qua mạng lan win 7 win 10

>> Xem thêm : Cách kết nối mạng lan giữa 2 máy tính win 7 – win 10

2. Kiểm tra Windows Firewall

Các bạn hãy thử kiểm tra Windows Firewall ( Bức tường lửa ) trên máy tính đã tắt chưa và hãy tất cả trong Service

Nếu chưa tắt thì bạn truy cập vào để tắt Windows Firewall

Với hệ điều hành windows 10

Trước tiên mở Control Panel ở thanh Menu Start -> sau đó chọn Windows Firewall -> Nhấp vào mục Turn Windows Firewall on or off ở bảng bên trái

Tại đây các bạn sẽ có tùy chọn tắt bức tường lửa cho cả mạng Private và Public, chọn cái bạn muốn rồi nhấn vào OK.

Với hệ điều hành windows 7

Bạn phải đăng nhập vào máy tính với quyền administrative, rồi truy cập theo đường dẫn Start -> tiếp đến Control Panel -> tiếp nữa chọn vào System and Security

Trong cửa sổ System and Security, các bạn click vào Windows Firewall

Ở cột bên trái giao diện, thì các bạn chọn vào mục Change notification settings để điều chỉnh cài đặt firewall

Tại đây, các bạn có thể tùy ý điều chỉnh tắt firewall cho cả 2 chế độ Private và Public network

Để cài đặt theo chế độ đề xuất của hệ điều hành windows, thì bạn có thể bấm vào Use recommended settings

Hoặc trở về mặc định ban đầu thì bạn hãy chọn Restore default và click vào Yes khi có thông báo xác nhận

Nếu là một chuyên gia, các bạn có thể sử dụng Advance Setting để xem cấu hình firewall đối với luồng thông tin, tùy thuộc vào nhu cầu của mình

Khi nhấn vào mục Inbound Rules ở bên trái, các bạn sẽ thấy một danh sách Inbound Rules sẽ được hiển thị. Bạn có thể kích hoạt hoặc là vô hiệu hóa kết nối nào các bạn muốn bằng cách click chuột phải vào chọn Enable Rule/Disable Rule

Làm tương tự đối với mục Outbound Rules đối với những luồng thông tin đi ra.

Với hệ điều hành windows 8

Bạn nhấn chuột vào mục Control Panel ở trên màn hình, nếu không có thì di chuột vào góc trên bên phải rồi cho đến khi hiện biểu tượng kính lúp như hình

Nhập Control Panel và nhấn vào biểu tượng hiện ra ở bên dưới để mở Control Panel, nếu như muốn ghi vào Start menu hoặc là Taskbar, thì bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Control Panel và chọn tùy chọn tương ứng

Trong Control Panel các bạn tìm đến và nhấn vào Windows Firewall, cửa sổ Windows Firewall hiện ra với những tùy chọn tương tự như trên windows 7.

3. Lỗi Password trắng 

User không được để trắng password thì các bạn cần đặt password cho User. Bạn có thể vào Advanced sharing settingsTurn off password protected sharing. Hay máy tính ping thấy nhau nhưng lại không kết nối được với nhau và vẫn vô mạng lan bình thường.

Đầu tiên các bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thư thoại Run rồi gõ lệnh gpedit.msc rồi nhấn vào OK hoặc Enter. Tìm đến thẻ Windows Settings -> sau các bạn chọn vào mục Security Settings -> tiếp đến Local Policies -> tiếp nữa Security Options tìm mục :

Accounts: Limit local account use of blank passwords to console logon only <-Disable nó đi (Double click chọn vào disable)

Network access: Sharing and security model for local accounts <- Double click Chọn Classic: Local users authenticate as themselves

4. Thử truy cập bằng IP thay vì bằng tên

Nhấn vào tổ hợp phím Windows + R -> sau đó hộp thư thoại Run bạn gõ \ + ip của máy. Ví dụ, địa chỉ IP máy tính là 192.168.1.12, cú pháp như sau

Đừng bỏ qua cách sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan này nhé.

5. Kiểm tra xem User Guest đã bật chưa?

Bạn click phải chuột vào My Computer -> tìm đến mục Manager -> sau đó thì chọn vào System tools -> tiếp đến chọn Local Users and Groups -> tiếp nữa chọn Users -> click chuột phải vào User Guest chọn mục Properties, bỏ dấu check ở Account is disabled và tích chọn vào 2 dòng User cannot change passwordPassword never Expires.

6. Kiểm tra bằng My Computer

Trước tiên nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Properties

Sau đó các bạn chọn Tab Computer Name

Tiếp đến click chọn vào Network ID rồi Run Wizard

This computer is part of a business network and use it to connect to the computers at work.

Tiếp đó sẽ có một câu hỏi về máy tính có thuộc domain nào hay không. Trả lời có nếu máy tính của các bạn có domain ( thông thường là không có )

Rồi sau đó chọn lại tên của Workgroup của các bạn. Cuối cùng là khởi động lại máy tính, với cách này hiểu đơn giản là bạn đặt Network ID cho từng máy nên những máy không thể nhìn thấy data của nhau và chỉnh lại là xong.

Đơn giản với cách sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan cho máy tính.

7. Máy tính bị virus

Nhiều bạn thường nghĩa rằng máy tính mới cài lại hệ điều hành windows sao lại bị virus được? Đúng khi các bạn vừa cài xong máy tính thì đó là máy tính trắng không có virus. Nhưng nếu các bạn vô tình truy cập vào ổ D hay là E, mà những ổ đó bị nhiễm virus thì máy tính của bạn cũng sẽ bị nhiễm virus. Nên nếu được hãy cho nó quét virus toàn bộ hệ thống.

Sau khi các bạn quét hãy làm thêm bước sau :

Nhấp chuột phải vào My Network Places -> kích chọn vào mục Properties -> Chọn card mạng đang được kết nối click chuột phải vào card mạng đó -> tiếp đến chọn properties -> chọn vào mục internet Protocol (TCP/IP) -> tiếp nữa chọn Properties -> tiếp theo chọn vào Advanced -> Wins -> chọn vào Enable Netbios over TCP/IP -> Nhấn OK -> cuối cùng chọn OK

Tiếp theo các bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở thư thoại Run rồi bạn gõ lệnh netsh ip reset resetlog.txt. Khi chạy xong các bạn nhấn Windows + R và gõ lệnh gpupdate /force để update lệnh vừa chạy. Sau đó restart lại máy tính để có thể kiểm tra kết quả.

>> Hoặc có thể xem thêm : Hướng dẫn cách khắc phục khi máy tính bị nhiễm virus

Như vậy laptop cũ Đà Nẵng đã hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi windows cannot access trong mạng lan một cách chi tiết. Chúc bạn thực hiện thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Techcare Gọi trực tiếp

Main Menu